Một ngày đẹp trời máy tính chạy Windows 10 của bạn gặp lỗi không thể khởi động vào destop được, ở đây không đề cập đến vấn đề phần cứng hư hỏng mà chỉ đề cập đến trên hệ thống Windows 10 đang gặp sự cố. Các nguyên nhân khiến cho máy tính không thể khởi động lại được vào desktop có thể là do bạn cài driver phần cứng không tương thích gây nên lỗi màn hình xanh hoặc bạn cài gói giao diện ngoài bị xung đột hệ thống... Vì vậy trước khi cài lại win bạn nên thử khởi động vào màn hình Startup Settings để khắc phục sự cố. Bạn lưu ý nếu bạn boot từ bộ cài để sửa lỗi sẽ không có tùy chọn này. Màn hình Startup Settings có 9 tùy chọn như bạn có thể thấy trong hình, trước khi dùng các tùy chọn từ 1 đến 6 thì bạn có thể thử các tùy chọn từ 7 tới 9 xem có thể boot vào desktop được không nếu không thì tùy chọn 4 boot vào Safe Mode vẫn thường sử dụng nhất.
Cách khởi động vào màn hình Startup Settings nếu Windows 10 lỗi không thể boot vào được desktop
Ở đây có 2 trường hợp lỗi không vào được desktop thứ nhất bị ở ngay màn hình đăng nhập và thứ 2 bị màn hình xanh chúng ta cùng đi vào từng trường hợp cụ thể.
1. Lỗi đứng boot tại màn hình đăng nhập mặc dù đã sử dụng đúng mật khẩu.
Lỗi này nguyên nhân chính là do bạn cài các gói giao diện gây xung đột hệ thống. Để boot vào màn hình Startup Settings bạn làm như sau:
Bước 1. Nhấn và giữ phím Shift và nhấp chuột vào nút nguồn chọn Restart.
Bước 2. Chọn Troubleshoot.
Bước 3. Chọn Advanced options.
Bước 4. Chọn Startup Settings.
Bước 5. Bấm Restart.
Bước 6. Máy sẽ khởi động lại để boot vào màn hình Startup Settings.
2. Máy boot qua đoạn xoay vòng logo thì bị màn hình xanh
Nguyên nhân ở đây có thể do RAM, Driver màn hình không tương thích... và để boot vào màn hình Startup Settings bạn làm theo cách sau:
Bước 1. Mặc định nếu Windows 10 sau 2 lần khởi động thất bại nó đều boot vào màn hình Preparing Automatic Repair nếu không tự động có màn hình đó bạn làm theo cách sau khi bạn nhấn nút nguồn tắt hẳn máy đi sau đó bật lại nút nguồn khi đến màn hình xoay logo bạn lại bấm giữ nút nguồn tắt hẳn, làm 2 lần như vậy nó sẽ vào màn hỉnh Preparing Automatic Repair.
Nếu bạn làm cách trên mà không vô được có thể Windows 10 của bạn đã chưa có phân vùng Recovery 450 MB chứa file winre.wim. Xem bài viết này để tạo nhé.
Bước 2. Sau khi xuất hiện màn hình Preparing Automatic Repair ở màn hình. Tiếp theo đó hệ thống đang chuẩn đoán máy tính của bạn.
Bước 3. Chọn Advanced options.
Bước 4. Chọn Startup Settings.
Bước 5. Bấm Restart.
Bước 6. Máy sẽ khởi động lại và boot vào màn hình Startup Settings.
Trên đây là 2 cách khởi động vào màn hình Startup Settings nếu Windows 10 lỗi không thể boot vào được desktop và xin nhắc lại tùy chọn này không có khi bạn boot từ bộ cài win để sửa chữa. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét