Cách Đọc Trị Số Điện Trở Dán SMD



Điện trở dán SMD (Surface Mount Devices) là loại linh kiện dán trên bề mặt mạch in, sử dụng trong công nghệ SMT (Surface Mount Technology) gọi tắt là linh kiện dán. Các linh kiện dán thường thấy trong mainboard: Điện trở dán, tụ dán, cuộn dây dán, diode dán, Transistor dán, mosfet dán, IC dán... Linh kiện thông thường nào thì cũng có linh kiện dán tương ứng. Sau đây là cách đọc trị số điện trở dán SMD



Cách đọc trị số của điện trở dán



Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở. 2 chữ số đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ của mười (số số không).
Ví dụ:
334 = 33 × 10^4 ohms = 330 kilohms
222 = 22 × 10^2 ohms = 2.2 kilohms
473 = 47 × 10^3 ohms = 47 kilohms
105 = 10 × 10^5 ohms = 1.0 megohm

Điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0 (Vì 10^0 = 1).
Ví dụ:
100 = 10 × 10^0 ohm = 10 ohms
220 = 22 × 10^0 ohm = 22 ohms

Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để trán hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 220 là 220ohms.

Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân.

Ví dụ:
4R7 = 4.7 ohms
R300 = 0.30 ohms
0R22 = 0.22 ohms
0R01 = 0.01 ohms


Trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không).
Ví dụ:
1001 = 100 × 10^1 ohms = 1.00 kilohm
4992 = 499 × 10^2 ohms = 49.9 kilohm
1000 = 100 × 10^0 ohm = 100 ohms

Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms).

Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms.

Bảng tra Code Resistor SMD (nguồn Cooler Master và AcBel xài rất nhiều loại này)
1. Mã điện trở và giá trị tương ứng



2. Hệ số nhân được kí hiệu bằng chữ cái


- S hoặc Y: hệ số nhân 10-2
- R hoặc X: hệ số nhân 10-1
- A: hệ số nhân 100
- B: hệ số nhân 101
- C: hệ số nhân 102
- D: hệ số nhân 103
- E: hệ số nhân 104
- F: hệ số nhân 105

Ví dụ:

- 51S = 51Y = 3.32 ohm
- 12R = 12X = 13 ohm
- 09A = 121 ohm
- 24B = 1.74 K ohm
- 63C = 44.2 K ohm
- 20D = 158 K ohm
- 31E = 2.05 M ohm
- 74F = 57.6 M ohm

Related Posts:

  • Transistor - Điện Tử Cơ BảnTransistor (tranzito) là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Transistor được sử… Read More
  • Tụ Điện - Điện Tử Cơ BảnTụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai bề mặt dẫn điện gọi là bản cực tụ, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi. Giá t… Read More
  • Điốt - Diode - Điện Tử Cơ BảnĐiốt là một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại. Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điốt… Read More
  • Điện Trở - Điện Tử Cơ BảnĐiện trở là đại lượng vật lí biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của một vật có khả năng cho dòng điện chạy qua. Vật nào dẫn điện càng tốt thì điện tr… Read More
  • Mạch Khuyếch Đại - Điện Tử Cơ BảnMạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạch khuyếch đại âm tần trong Âmply, Cassete, Khuyếch đại tín hiệu vid… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét